Thông số sản phẩm:
- Chất liệu: Mút xốp, Giấy in PP, Ruy băng, Giấy ấn
Mô hình bánh Chưng bằng xốp là một trong những phụ kiện trang trí thiết yếu trong những ngày lễ Tết Nguyên Đán của người Việt. Bánh Chưng sẽ đi kèm với sản phẩm mô hình bánh Tét .
Trong những năm trở lại đây, người ta càng chú trọng hơn trong việc trang bày không gian để đón xuân bởi sự gia tăng các dịch vụ khách hàng, cảm thụ thẩm mỹ theo xu hướng phát triển chung của một khu vực hay nhận thức về cái đẹp truyền thống.
Mô hình bánh Chưng bằng xốp
Để cung ứng cho thị trường đồ trang trí Tết 2024 (năm Giáp Thìn), Mô hình Tết 365 đưa ra sản phẩm mô hình bánh Chưng dựa trên sự mô phỏng thực tế từ hình dáng, màu sắc, kết cấu của một chiếc bánh Chưng cổ truyền.
Yếu tố được chú trong trong tạo mô hình bánh Chưng
Những yếu tố được chú trọng nhất trong cách tạo hình một sản phẩm trang trí mô phỏng thực tế là:
• Hình dáng
• Màu sắc
• Thành phần cấu thành
Chất liệu sử dụng trong tạo hình bánh Chưng
Dựa trên đặc tính trang trí thời vụ, ngắn hạn, những mô hình cần được tiết kiệm tối đa vật liệu công nghiệp với giá thành thấp, nhẹ, dẽ dàng thi công và mô phỏng chính xác hình thái đối tượng được giả lập ở đây là “Chiếc bánh Chưng”. Mô hình Tết 365 chọn ra các thành phần vật liệu để đảm bảo những tiêu chí trên:
- Phần khung/ruột/ khối cơ bản: Mút xốp cứng mật độ 13kg/m3
- Phần lá/vỏ bánh: Giấy in PP, được gói cẩn thận 2 đầu kép kín để trong như một đòn bánh Chưng được thực hiện ngoài thực tế
- Phần lạt cột: Có 2 phương án Mô hình Tết 365 lựa chọn tại cấu phần này. Một là sử dụng Ruy băng có các màu sắc đa dạng. Hai là sử dụng dây nhựa. Tuy nhiên, Mô hình Tết 365 sẽ vẫn hướng về sử dụng Ruy băng hơn để có thể mang tính chất trang trí cao, đồng thời tạo hiệu ứng đặc biệt cho điểm nhấn quan trọng này.
- Bổ sung ấn: Có một phần được bổ sung trong mô hình bánh Chưng này, đó là ấn giấy với chữ Phúc hoặc Lộc theo lối thư pháp Hán.
Đôi nét về chiếc bánh Trưng cổ truyền
Mỗi khi tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ Tết cổ truyền, nhà nào cũng có dăm ba cặp bánh để cúng gia tiên.
Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, là món ăn đặc trưng dân tộc, là cảm giác háo hức thời thơ bé ngồi canh nồi bánh chưng ấm cúng, hay đơn giản chỉ là bữa cơm gia đình sum họp ấm áp trong những ngày đầu năm mới.
Vẻ đẹp truyền thống của bánh Chưng
Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.
Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.
Đi cùng với bánh chưng bánh dày,trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.Hơn nữa, bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng.
Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp,đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.